Tại sao Google không sử dụng Meta Description?
Dạo gần đây các kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm lớn nhất thế giới Google như đã có một sự thay đổi lớn đó là không hiển thị phần mô tả theo những gì mà người ta đã khai báo trong thẻ meta description. Điều gì đã xảy ra và tại sao Google làm điều này?
Mục lục bài viết
Điều gì làm Google ghét nhất?
Google ghét nhất chính là nó bị thâu tóm. Khi nó có điểm hở, chắc chắn người ta sẽ khai thác nó, ví dụ như biết nó đánh trọng tâm nội dung vào Description thì SEOer cứ mạnh tay mà viết cái Description thật hay và không quên chèn vào 1,2 từ khóa trọng tâm, nhầm được nó bôi đậm và mồi chài người dùng click vào vì cho rằng đó chính là nội dung họ cần tìm.
Giống như việc nhiều người cho rằng học 12 năm trời cuối cùng chỉ dựa vào số điểm của một vài bài thi mà cho nó tốt nghiệp hoặc không cho tốt nghiệp là không đúng đấy, thì đây cũng vậy, cả một bài viết dài mà chỉ dựa vào vài đoạn mô tả mà cho nó lên top thì thật bất công với mấy anh tạo ra content cực chất mà để cái description chân thật.
Tuy nhiên cũng không phải Google không sử dụng thẻ Description. Theo một số tài liệu nước ngoài mình đọc gần đây thì nó sẽ được sử dụng khi mà mô tả của bạn sử dụng phù hợp với nội dung.
Tóm lại nó không nhất thiết phải sử dụng mô tả meta trong SERPs nếu nó nghĩ rằng các văn bản khác trên trang có liên quan nhiều hơn đến những gì người dùng tìm kiếm.
Làm sao để Google lấy chính xác thẻ meta descripton?
Điều này là không chắc chắn nhưng sẽ có một số mẹo mà có thể giúp hiển thị chính xác nội dung từ thẻ description.
“Đôi khi Google sẽ sử dụng thẻ meta description của trang trong đoạn trích trên kết quả tìm kiếm, nếu chúng tôi cho rằng nó mang lại cho người dùng một mô tả chính xác với những gì nội dung trên trang đã thể hiện.” đây là một đoạn mình dịch từ trang support của Google, điều này có nghĩa rằng nếu bạn tạo ra một Description mô tả tóm tắt đúng nhất về nội dung của bạn thì tỉ lệ nội dung của thẻ này sẽ được sử dụng, nếu không nó sẽ sử dụng các đoạn trong nội dung mà nó cho là phù hợp với kết quả tìm kiếm.
Một điều quan trọng nữa là đôi khi google có sử dụng các nguồn từ DMOZ nên nó có thể hiển thị theo các nguồn này, bạn có thể chặn nó bằng đoạn meta <meta name= “robots” content = “NOODP”> Thay đổi này sẽ mất vài ngày hoặc ngay lập tức nếu link của bạn mới được submit.
