Đơn vị thiết kế webste uy tín.
Thiết kế website giá tốt nhất.
Tư vấn và quản trị website miễn phí.
Đơn vị thiết kế website uy tín.
Thiết kế website giá tốt nhất.
Tư vấn và quản trị website miễn phí.

Branded Paid Search là gì? Có nên chạy BPS hay không?

Tháng mười hai 30, 2022
XDIGI

Đôi khi bạn sẽ thấy xuất hiện một nguồn truy cập có tên Branded Paid Search (BPS) trong Google Analytics. bên cạnh Generic Paid Search (GPS) và một số nguồn phổ biến khác như. Organic Search, Direct, Referral, Social, Other.  Nhiều người non tay sẽ khó hiểu chỉ số này. Một số người biết thì tỏ ra không quan tâm lắm. Vậy trong bài viết này XDIGI sẽ giải thích thuật ngữ này. Kèm với đó những những lời khuyên để bạn quyết định xem có nên chạy BPS hay không nhé.

Branded Paid Search là gì? có gì khác với Generic Paid Search

Khi đọc cụm từ này, bạn sẽ thấy ngay từ Paid Search rất quen thuộc. Paid Search thì khá phổ biến với những Advertiser. Và nó hơi xa lạ đối với dân SEO “bài trừ” Ads. Từ khóa Paid Search dịch ra là “quảng cáo”. Đùa đấy, nó có nghĩa là tìm kiếm có trả phí. Nguồn này xuất hiện khi website của bạn có lưu lượng truy cập đến từ quảng cáo. Tuy nhiên một số website khi chạy quảng cáo sẽ chỉ có xuất hiện nguồn GPS và rất hiếm khi xuất hiện nguồn BPS. Vậy BPS là gì vậy? và tại sao nó ít xuất hiện đến như thế?

Branded Paid Search là một trong những nguồn truy cập được tính trong Google Analytics

Branded Paid Search là một trong những nguồn truy cập được tính trong Google Analytics

Branded Paid Search là nguồn truy cập đến từ “quảng cáo thương hiệu“. Tức là nó xuất hiện khi bạn đang quảng cáo thương hiệu mà thôi. Và dĩ nhiên là phải có người truy cập vào website qua các quảng cáo đó nhé. Nhưng làm thế nào để chạy được loại quảng cáo này?. Hãy tìm hiểu thêm ở bên dưới nhé.

Làm sao để chạy được Branded Paid Search

Cách chạy BPS thì cực kỳ đơn giản, nó không khác gì so với chạy các loại quảng cáo thông thường.Chỉ khác là nó sử dụng từ khóa chính xác cho thương hiệu của bạn. Ví dụ bạn có một website với tên brandname.com và brand name là tên thương hiệu của bạn. Khi bạn chạy từ khóa này, trên Google Ads thì đó là hành động đang chạy BPS.

Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể được ghi nhận là đang chạy BPS. XDIGI có các điều lưu ý muốn chia sẻ với bạn như sau.

Banner được tài trợQuảng cáo
  • Website của bạn phải được nhận dạng từ khóa thương hiệu. Đây là điều quan trọng đầu tiên. Việc làm này không phải dễ. Và nó cần kết hợp với SEO để làm được điều này. Nên nhớ không phải tên miền website có từ đó thì từ đó là từ thương hiệu của bạn. Ví dụ từ “Mercedes” sẽ là từ khóa thương hiệu của website “www.mercedes-benz.com.vn” tại Việt Nam. Và ở nước khác thì chúng sẽ được nhận dạng website ở nước đó thay vì website này.
  • Website của bạn phải có tìm kiếm thật sự thông qua từ khóa thương hiệu. Một số bạn SEO sử dụng thủ thuật traffic ảo để tìm kiếm truy cập. Nhưng đến khi Ads thì lại không thấy nguồn truy cập BPS ở đâu. Sau những đợt truy quét bằng thuật toán của Google. Website của bạn có thể bị phạt khá nặng đấy.
  • Quảng cáo thương hiệu BPS nên chạy quanh năm. Ngân sách cho loại từ khóa này không cao nếu Brand của bạn không lớn. Còn nếu Brand của bạn lớn thì bạn còn lo gì nữa về chi phí. Vì giá thầu từ khóa này càng cao thì bạn đang càng thành công đấy. Hãy đọc thêm bài dưới để biết được có nên chạy BPS hay không nhé.

Có nên chạy Branded Paid Search hay không?

Khi đã biết đến BPS, nhiều người sẽ đặt câu hỏi là có nên chạy BPS hay không?. Thật tế thì đây không phải là quyết định của một Advertiser. Đây là quyết định của cả một phòng ban truyền thông. Vì nó đơn giản không chỉ là mang về chuyển đổi. Mà còn hết sức quan trọng trong việc truyền thông thương hiệu nữa.

Một số người cho rằng với từ khóa thương hiệu. Nó đã được SEO lên top 1. Thì liệu có cần để chạy quảng cáo nữa hay không. Thật sự đây là một suy nghĩ quá non trong lĩnh vực quảng cáo nói riêng và truyền thông nói chung. Bạn có thể có được vị trí số 1, số 2,3,4,.. thậm chí là nguyên trang 1 toàn là những trang PR cho thương hiệu của bạn. Nhưng bạn nên nhớ vẫn có vị trí 1-2-3 dành cho quảng cáo.

Mercedes benz Việt Nam chạy quảng cáo bất chấp website đã chiếm top 1-2 tự nhiên của từ khóa thương hiệu

Mercedes benz Việt Nam chạy quảng cáo bất chấp website đã chiếm top 1-2 tự nhiên của từ khóa thương hiệu

Bạn có biết từ khóa brand của “mercedes” trung bình 1 tháng có khoản 10k -100k tìm kiếm không. Và cái giá để đứng đầu trang tìm kiếm của từ khóa này chỉ rơi vào tầm 700-800đ/ click. Nếu như hãng mercedes không chạy từ khóa này để đứng đầu. Các đối thủ tương tự như BMW, Lexus,… sẽ chạy. Đây là một điều không thể chấp nhận được. Nếu bạn đứng thứ 1-2 thì chả thương hiệu nào dại đi chạy Brand cho bạn nữa đâu. Vậy nên khi thương hiệu của bạn đã được tìm kiếm trên Google. Đừng quên chạy BPS nhé.

Làm cách nào để chạy BPS hiệu quả?

Không có công thức nào để chạy BPS hiệu quả cả. Vì bản chất độ cạnh tranh của nó đi theo độ rộng của thương hiệu bạn. Nếu thương hiệu bạn nhỏ, bạn chi ít tiền. Nếu bạn lớn, bạn có thể chi hàng chục thậm chí hàng trăm hoặc hàng tỷ đồng cũng không sao.

Bật mí với bạn là mình từng đã chạy cho những Brand khá nhỏ. Mỗi ngày từ thương hiệu chỉ search vào tầm 50-100 lượt. Nhưng mình vẫn chạy. Chạy ở đây ngoài việc phòng hờ đối thủ. Mình chạy để tăng tỷ lệ chuyển đổi hoặc thông báo đặc biệt dành cho khách biết đến mình. Đối với SEO, bạn thay đổi tiêu đề, mô tả sẽ không cập nhật ngay. Thậm chí nó còn giới hạn, và từ chối luôn mô tả bạn đưa ra. Nhưng với Ads lại khác. Độ dài mô tả rộng hơn, thay đổi tiêu đề linh hoạt được. Và nó sẽ update ngay khi duyệt chỉ trong khoảng 24h.

Ngoài ra chạy brand cực kỳ đơn giản. Set chưa đến 5 phút, duyệt không gắt như từ khóa thông thường. Và nó ít thay đổi hơn nhiều so với những quảng cáo khác. Vậy nên cứ chạy thôi. Tóm lại khi chưa biết điều này bạn có thể hay bỏ qua. Nhưng để xây dựng 1 Brand thành công thì điều này là không thể thiếu đâu nhé. Nếu chưa set thì làm ngay sau khi đọc bài này nhé.

Chúc bạn thành công !