8 Phương pháp giảm chi phí marketing mà vẫn đảm bảo hiệu quả
Giảm chi phí Marketing là một cách làm không khuyến khích. Tuy nhiên chi phí lớn, hiệu quả không được tối ưu thì chuyện giảm là điều bạn nên nghĩ tới. Giảm chi phí nhưng phải tăng hoặc giữ nguyên hiệu quả để tối ưu. Giảm chi phí không phải là co cụm lại mà là để dồn lực và “refresh” lại tất cả chiến dịch marketing hiện tại.
Là một đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Digital Marketing. XDIGI sẽ chia sẻ với các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh. 8 phương pháp giảm chi phí marketing mà vẫn đảm bảo doanh số, thậm chí là còn có thể giúp tăng trưởng kinh doanh.
Những quan điểm về việc giảm chi phí marketing
- Giảm chi phí marketing làm doanh nghiệp co cụm lại:
- Marketing như một cách để doanh nghiệp “vươn vòi” đến khách hàng tốt nhất. Tuy nhiên việc giảm chi phí marketing không đồng nghĩa với việc thu hẹp phạm vi cũng như tần suất hoạt động marketing của doanh nghiệp. Vậy nói giảm chi phí marketing làm doanh nghiệp co cụm lại là chưa đúng.
- Chi phí marketing lớn làm lợi nhuận doanh nghiệp thấp lại:
- Đây hiển nhiên là một quan điểm đúng. Tuy nhiên nếu hoạch định được chi phí trên giá cả. Thì việc này không phải là vấn đề nếu doanh nghiệp kiểm soát tốt trong phạm vi chi phí cho phép.
- Giảm chi phí marketing làm brand bị mất dần trước khách hàng:
- Brand không chỉ là do marketing xây dựng nên. Và hiển nhiên nó cũng không phải là thứ quyết định Brand có tồn tại hay không. Hơn nữa việc giảm chi phí marketing không đồng nghĩa với những chiến dịch xây dựng thương hiệu sẽ bị cắt giảm.
- Chi phí marketing giảm có thể làm đối thủ vượt mặt:
- Bạn cần phải tồn tại trước khi có những trận đánh nhỏ lẻ với đối thủ. Nếu bạn đang xem chi phí marketing là gánh nặng thì đã đến lúc bạn cần giảm chi phí Marketing. Giảm trước khi đối thủ tung đòn giết chết bạn bằng những tiềm lực to lớn của họ.
1.Loại bỏ kênh marketing có hiệu suất thấp
Không cần phải duy trì một kênh mà sự tồn tại của nó ở đó không làm cho doanh số nhích lên tí nào. Việc đổ chi phí marketing vào đây là một sự lãng phí và không có ý nghĩa gì.
Các báo cáo marketing sẽ cho bạn thấy được hiệu suất của các kênh. Từ đó bạn có thể ra quyết định loại bỏ hoặc cắt giảm chi phí. Doanh nghiệp của bạn có thể quay lại kênh này lần sau. Nhưng đó là khi chi phí marketing của bạn có một khoản hoạch định dành cho việc mở rộng hoạt động.
Thông thường XDIGI khuyên bạn nên chú ý đến các kênh lớn, với cơ chế tiếp cận của các kênh là khác nhau. Ví dụ Facebook và Google là hai kênh lớn. 2 kênh này đều có các kênh nhỏ hơn. Ví dụ như Facebook có Instagram, Google có Youtube. Cơ chế của Facebook là chủ động tiếp cận, trong khi Google là khách hàng tiềm năng tự tìm đến. Do đó việc mở rộng các kênh là không cần thiết. Bạn có thể chỉ cần Facebook và Google Search là đủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là đặc thù. Chưa thể tìm kiếm trên Google Search thì bạn có thể chuyển sang tập trung và Youtube. Nhưng tuyệt đối là không bỏ qua Google Search.
2.Tối ưu lại đội ngũ nhân sự marketing
Việc tối ưu lại đội ngũ nhân sự marketing không đồng nghĩa với việc tinh giảm nhân sự. Việc tối ưu nên tập trung vào hiệu suất làm việc của các nhân sự để tăng năng suất hơn.
Quảng cáoTất nhiên việc tối ưu hiệu xuất làm việc của nhân sự là điều không dễ dàng. Nhưng nếu không muốn chi phí marketing phình to, bạn buộc phải xây dựng các KPI phù hợp cho từng nhân sự, từng phòng ban.
3.Gia tăng chiến dịch marketing 0đ
Nghe có vẻ phi thực tế. Tuy nhiên marketing 0đ là một cách gọi đến các chiến dịch dùng ít hoặc không cần dùng đến chi phí marketing (trừ tiền lương nhân sự). Các chiến dịch này có thể kể đến như SEO, Viral, sử dụng hệ thống vệ tinh,… Gia tăng các chiến dịch này bạn sẽ giảm được chi phí marketing rất nhiều. Tuy nhiên nhân sự của bạn sẽ hoạt động vất vả hơn nhiều, nhất là đối với SEO và Viral. Còn đối với hệ thống vệ tinh bạn phải có nguồn lực và đã xây dựng chúng từ sớm.
4.Không tùy tiện sử dụng KOL – Influencer
KOL và Influencer có thể là một xu hướng được ưa chuộng của các Marketer. Tuy nhiên việc tùy tiện sử dụng sẽ làm chi phí marketing tăng lên rất nhiều. Bạn chỉ nhân sử dụng những người có tầm ảnh hưởng này vào những chiến dịch Brand sẽ tốt hơn.
Việc xác định chọn KOL – Influencer nào là điều hết sức quan trọng. Không phải cứ người quá nổi tiếng mới là hiệu quả. Mà hình ảnh KOL bạn sử dụng có thể sẽ chính là hình ảnh của doanh nghiệp bạn.
5.Phân tích kỹ hơn các kế hoạch chiến dịch
Giảm chi phí cho marketing đồng nghĩa bạn phải gia tặng sự hoạt động của đội ngũ marketing và của chính chủ doanh nghiệp. Phân tích kỹ hơn các kế hoạch chiến dịch marketing như: ngân sách, chi phí, công việc và cả những chỉ số kết quả dự kiến.
Việc đánh giá sai tính khả dụng của kế hoạch có thể làm ngân sách vượt ngoài dự kiến ban đầu. Hoặc chỉ số kết quả có thể thấp hơn rất nhiều so với những gì mong đợi.
6.Phân bổ ngân sách nhiều kênh
Khi bạn đã loại bỏ các kênh marketing hiệu xuất thấp, thì việc phân bổ ngân sách lại là điều nên làm. Bạn không nên tập trung hết vào một kênh mà nên phân bổ đều các kênh dựa theo hiệu xuất của chúng. Ví dụ một đơn vị phân phối thiết bị điện có thể sử dụng 30% ngân sách cho Facebook với chiến dịch tiếp thị lại. Và 70% cho Google (Youtube & Search) để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
Việc phân bổ lại ngân sách nhiều kênh có thể không làm giảm chi phí marketing. Nhưng chắc chắn nó cho phép bạn tinh giảm sự hiệu quả của chiến dịch. Và việc gia tăng lượng đơn hàng đã là một cách giảm chi phí marketing gián tiếp rồi đấy.
7.Gia tăng tiếp thị lại
Tiếp thị lại có thể sử dụng Facebook, Google, Email hoặc số điện thoại khách hàng. Bất cứ thứ gì có thể kết nối bạn với khách hàng cũ thì hãy gia tăng hoạt động nó lên. Có những doanh nghiệp để “mốc meo” email của khách hàng trên dữ liệu web của mình. Những Pixel Facebook cắm vào web không bao giờ được dùng đến.
Bạn nên nhớ hành trình khách tiềm năng đến khách mua hàng là một quá trình có thời gian và giai đoạn. Do đó việc chỉ tiếp cận họ 1 lần và bán được hàng là điều rất khó xảy ra.
Quảng cáo8.Tối ưu kịch bản tư vấn gia tăng tỉ lệ chuyển đổi
Khách đến với bạn lần đầu bạn làm gì, đến lần thứ 2 bạn có gì mới không, lần thứ 3 họ hỏi họ có ưu đãi gì không?,… Thật ra thì khách hàng sẽ chẳng có những suy nghĩ đấy đâu. Nhưng bạn phải làm thế để có thể mong khách hàng mua hàng.
Cái XDIGI đang nói ở đây chính là phễu khách hàng. Tối ưu kịch bản tư vấn chính là cách áp dụng phễu bán hàng vào quá trình tư vấn. Chia các giai đoạn tư vấn cho các vòng đời của khách hàng. Ví dụ khách đến lần 1 khoan hãy nói đến ưu đãi, quà tặng mà hãy tập trung và công dụng và lợi ích sản phẩm. Khi họ đã thích và đến lần 2 hãy cho họ thêm một chút điều thú vị về sản phẩm của bạn. Nếu họ cảm thấy quá thích có thể chốt ngay. Nếu không họ sẽ đến lần 3. Lúc này hãy suy xét cho họ một cái discount có hội chốt có thể lên đến 95% đấy.
Nếu mọi hoạt động marketing hiệu quả và tốn ít chi phí. Nhưng tỉ lệ chuyển đổi thấp thì toàn bộ chi phí marketing cũng đem đổ biển.