Đơn vị thiết kế webste uy tín.
Thiết kế website giá tốt nhất.
Tư vấn và quản trị website miễn phí.
Đơn vị thiết kế webste uy tín.
Thiết kế website giá tốt nhất.
Tư vấn và quản trị website miễn phí.

KPI là gì? 16 cách tính KPI trong Marketing Online

Tháng Mười Hai 30, 2022
XDIGI

Một công việc không xác định ngưỡng tối đa sẽ dựa vào hiệu suất làm việc của một người hoặc một nhóm để xem xét, đánh giá sự hiệu quả. Để xác định được mức độ hiệu quả của công việc, các chỉ số đánh giá sẽ được thống nhất thông qua các công thức tính hiệu suất. KPI là một trong những chỉ số hiệu suất quan trọng thường được sử dụng nhiều nhất.Trong bài viết này, XDIGI sẽ chia sẻ về KPI là gì, và 16 công thức tính KPI trong Marketing Online.

KPI Là gì ?

KPI (viết tắt: Key performance Indicator) là chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Chỉ số này thường được các doanh nghiệp, đối tác, khách hàng,… dựa vào để thanh toán lương, chi phí,… KPI rất đa dạng, nó không có một công thức chuẩn nào cả, vì mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau sẽ có những cách tính KPI khác nhau. Thường được chia làm 2 loại, là KPI chiến lược và KPI chiến thuật.

KPI chiến lược

Đây là một dạng KPI lớn, nó thường được đưa ra để quyết định cho hầu hết bộ phận hoặc phòng ban nhằm đạt được chỉ số này. Chỉ số này thường gắn liền với những thứ sống còn của tổ chức. Ví dụ như: “doanh nghiệp phải đạt tối thiểu 10 tỷ doanh thu trong tháng này” là một trong những dạng KPI chiến lược.

KPI Chiến lược là một KPI tổng dành cho các nhà điều hành doanh nghiệp

KPI Chiến lược là một KPI tổng dành cho các nhà điều hành doanh nghiệp

KPI chiến lược là một KPI quan trọng, một khi đã đưa ra nó thì phải khả thi nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến tổ chức. Do đó KPI này thường được tính toán và nghiên cứu rất kỹ lưỡng. Thường thì doanh nghiệp sẽ dựa vào tiềm lực của mình và những phân tích thị trường tương lai gần để đưa ra chỉ số khả thi nhất.

KPI chiến thuật

KPI chiến thuật là những chỉ số riêng biệt cho từng bộ phận, ví dụ KPI cho phòng bán hàng là số hàng được bán ra. KPI của quảng cáo là số data đem về,….

KPI chiến thuật thường là do trưởng phòng, trưởng bộ phận đưa ra, dựa vào KPI chiến lược để đảm bảo góp phần quan trọng vào việc hoàn thành KPI chiến lược. Đối với KPI chiến thuật sẽ có rất nhiều cách để tính ra được. Và dưới đây là 16 cách tính KPI trong Marketing Online.

16 cách tính KPI trong Marketing Online

16 cách tính KPI trong Marketing Online khả thi

16 cách tính KPI trong Marketing Online khả thi

1.Tăng trưởng kinh doanh (Sales Growth)

Tính dựa trên sự tăng trưởng doanh thu bán hàng là một trong những cách đo lường hiệu quả Marketing phố biến nhất. Khi áp dựng KPI này, đồng nghĩa với việc marketing hướng bán hàng sẽ được loại bỏ

Cách tốt nhất để đánh giá thành công của marketing chính là đo sự tăng trưởng doanh thu bán hàng. Khi bạn bắt đầu đo hiệu quả marketing dự trên độ tăng trưởng kinh doanh, nghĩa là bạn bắt đầu điều chỉnh để loại bỏ marketing hướng bán hàng; nhưng điều đó lại rất cần cho sức khỏe dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này không chỉ đưa ra một chỉ định tốt cho các chiến lược, mà còn cho phép nhận diện những xu hướng phát triển.

2.Dẫn đầu (Leads)

Càng nhiều leads – Càng nhiều cơ hội kinh doanh – Càng nhiều cơ hội tăng trưởng. Tuy nhiên, không phải cái gì đứng đầu đều như nhau. Đôi khi các chỉ số dẫn đầu (Marketing Qualified Leads – MQLs và Sales Qualified Leads – SQLs) khác nhau ở từng giai đoạn vòng đời khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải hiểu tính điều phối giữa hai chỉ số MQLs và SQLs.

3.Giá trị tuổi đời của một khách hàng (Lifetime value of Customer – LVC)

Khách hàng đem lại giá trị gì cho việc kinh doanh trong suốt tuổi đời của mối quan hệ? KPI này dùng để đo ROI của doanh nghiệp nhằm chiến lược hóa các mục tiêu kinh doanh tương lai. LTV = Doanh thu (Revenue) x Mức chênh giá (Gross Margin) x Giá trị trung bình việc trao đổi có tính lặp lại (Avg # Repeat Purchases) (nếu có)

4.Chi phí thu được từ khách hàng (Cost of a customer acquisition – COCA)

COCA là chi phí mà một khách hàng tiềm năng mua sản phẩm / dịch vụ. Bạn có thể đặt mục tiêu bao nhiêu khách hàng mới cần đạt được trong một năm và phân bổ kinh phí marketing tương ứng. COCA = Tổng chi phí đầu tư marketing / số lượng khách hàng đạt được

5.Thời gian phản hồi của đội bán hàng

Nhìn chung, đội bán hàng những công ty B2B thường phản hồi rất chậm. Một nghiên cứu trên 2,241 công ty ở US đã thống kê được thời gian phản hồi lần đầu tiên trung bình của các công ty là 42 giờ. Đội sale của bạn và của đối thủ phản hồi nhanh như thế nào? KPI này sẽ giúp bạn nhìn nhận và cải thiện được tình hình, giúp tăng tỷ lệ leads.

6.Lưu lượng website và tỷ lệ website leads

Trong những khách xem website, có bao nhiêu người chuyển đổi và trở thành leads? KPI này giúp đo hai chỉ số: Chất lượng của traffic trên website và Tỷ lệ chuyển đổi trên website

7.Website leads dẫn đến Tỷ lệ MQL

Con số này sẽ giúp bạn hiểu được chất lượng những leads do marketing phát sinh ra. Nếu MQL của bạn thấp, bạn có thể nên xem lại traffic của website.

8.MQL chuyển thành tỷ lệ SQL

Trong tất cả các MQL, có bao nhiêu trạng thái SQL? Đây là chỉ số biểu trưng cho sự hợp tác giữa đội marketing và sale. Nếu hai bên hiểu nhau, tỷ lệ này sẽ cao. Tuy nhiên, điểm bất đồng là chất lượng của việc phát sinh MQL dẫn đến tỷ lệ SQL thấp hoặc ngược lại, MQL cao nhưng SQL thấp do sale không làm tốt công việc.

9.SQL chuyển thành tỷ lệ báo giá

Đây là một KPI phản ánh trực tiếp khả năng của đội sale để chuyển leads chất lượng xuống giai đoạn báo giá. Có rất nhiều nhân tố quyết định một SQL có thể phát triển đến giai đoạn báo giá hay không (thời gian thực hiện, kinh phí, đối thủ cạnh tranh…)? Do đó, nó rất quan trọng để hiểu và điều khiển tốt hơn khi kiểm soát tốt tỷ lệ này.

10.Báo giá thành tỷ lệ khách hàng thân thiết

Tỷ lệ này lien quan đến đội sale. Dựa trên số lượng báo giá, có bao nhiêu báo giá được chốt và trở thành khách hàng? Tỷ lệ này cao hay thấp hơn năm ngoái? Tại sao? Phải làm gì để cải thiện nó?

11.Lưu lượng website

Đây chính là những khách thăm viếng website. Họ là những leads tiềm năng để chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Tại sao không quan tâm chỉ số này? KPI này giúp bạn hiểu rõ khách hàng của bạn từ đâu, họ muốn gì, thông tin gì là quan trọng đối với họ.

12.Tiếp cận mạng xã hội và kết nối (engagement)

Chiến lược mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong nỗ lực marketing inbound bởi vì nó cho phép bạn phân bổ nội dung và tương tác với khách hàng hiện tại và tiềm năng. Hãy thử theo dõi độ phát triển của những follower trên Twitter và likes trên Facebook. Bạn có thể biết được mức độ kết nối những leads này để xác định tỷ lệ chuyển đổi cũng như phần trăm traffic thông qua hiệu quả mạng xã hội.

13.Thực hiện email marketing

Việc phân tích các chiến dịch email marketing phải được thực hiện nhiều lần: lên kế hoạch – nhận xét – gởi mail – phân tích. Bao gồm những chỉ số sau:

14.Tỷ lệ gởi (Delivery Rate)

Tỷ lệ không xác thực (Unsubscribe Rate)
Tỷ lệ mở (Open Rate)
Tỷ lệ bấm (Click Through Rate)
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)
Chuyển Tiếp / Chia sẻ (Forward / Share)
Xây dựng liên kết về website (Inbound link)
Tạo liên kết là một vũ khí bí mật cho chiến lược SEO. Càng nhiều liên kết – càng tăng website traffic.

15.Số trao đổi trên landing page

Bạn có thể thực hiện trao đổi trực tiếp với khách hàng tiềm năng trên landing page để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

16.Số lượng khách viếng thăm trang blog

Đây cũng là một cách để tăng traffic cũng như tỷ lệ chuyển đổi.

Để quản lý KPI và thực thi tốt, các doanh nghiệp ngoài việc sở hữu một đội ngũ tốt còn cần một leader chuyên nghiệp. XDIGI với dịch vụ leader marketing sẽ mang đến cho doanh nghiệp một hướng quảng lý tốt, tiết kiệm chi phí và hiệu quả hơn.