Silo là gì? Cách xây dựng cấu trúc silo cho website trong SEO
Cấu trúc Silo là một dạng cấu trúc Link nội bộ được phổ biến bắt đầu từ năm 2010. Vào những năm 2011 đến nay, cấu trúc này được xem là một trong những dạng cấu trúc tốt nhất để áp dụng cho SEO. Cùng XDIGI tìm hiểu kỹ về cấu trúc Silo và cách tạo cấu trúc Silo cho website của mình qua bài viết này nhé.
Cấu trúc Silo là gì?
Silo là tên gọi của một cái hầm hay cái tháp chứa thức ăn cho vật nuôi theo tiếng anh. Thật ra nó chỉ là một tên gọi để hình tượng vì cấu trúc Silo trông rất giống những cái tháp đó.
Nhưng bản chất của cấu trúc Silo trong SEO là nó được liên kết chặc chẽ và không có đường cụt (liên kết cụt). Các liên kết trong cấu trúc Silo phải tuần tự và không có sự chồng chéo. và thường tạo thành một vòng tròn đơn khép kín.
Hầu hết các cấu trúc này được tích hợp ngay khi thiết kế website nhưng đa phần là chưa chuẩn và sẽ có một số sai lầm trong khi sử dụng. Dưới đây sẽ là một vài lời khuyên trong cách tạo ra cấu trúc Silo.
Cách tạo cấu trúc Silo trong SEO
Có hai điều bạn cần lưu ý trong khi tạo cấu trúc Silo đó là:
Quảng cáoĐể các phần trên menu phù hợp
Hầu hết người ta thường đưa toàn bộ những danh mục có trên website lên thanh menu. Điều này tuy rất tốt nhưng theo cấu trúc Sili bạn nên đưa ra những danh mục lớn nhất, Trong những danh mục lớn nhất bạn có thể show những danh mục nhỏ của những danh mục lớn đó.
Để đỡ rối bạn nên tạo ra chỉ các danh mục lớn như blog của mình, tuy nhiên tính chất là khác nhau nên mình cũng không thể nói như vậy được, nhưng nếu có thể bạn hãy thực hiện để đơn giản hóa hơn.
Tránh liên kết cụt
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của các SEOer đó chính là tạo ra một liên kết chính bài viết của mình. 3 nơi thường hay xuất hiện loại liên kết này đó chính là Breadcrumb, Thẻ H1, và những bài viết liên quan.
Ở Breadcrumb một điều lưu ý nữa là đối khi nó sẽ có thể trùng liên kết với danh mục và tạo ra 2 liên kết trùng lặp nhau như thế này:
Và cách tốt nhất là bạn nên thêm vào đây thuộc tính noffolow. Mục đích của Breadcrumb chỉ là để khai báo cấu trúc dữ liệu không nhằm mục đích để đánh chỉ mục nên bạn yên tâm. Mặc dù nó không quá ảnh hưởng nhưng việc có quá nhiều liên kết trùng lặp đến một nội dung trong cùng một bài đăng sẽ không tốt và hệ lụy có thể trở thành spam link bất cứ khi nào. Có một thực tế cụ thể ngay trên chính website của mình là trước đây một bài đăng của mình thường có 3,4 link trỏ về danh mục. 1 là ở menu, 2 là Breadcrumb, 3 là chỗ danh mục dưới tiêu đề, và đôi khi còn xuất hiện một số liên kết về danh mục khi mình sử dụng Plugin SEO Internal link. Sau này thì mình xóa toàn bộ và cảm thấy kết quả lên tốt hơn.
Trong phần những bài viết liên quan hay những bài viết mới… bạn nên tránh hiển thị link của chính bài viết. trong blog của mình cũng có phần bài viết liên quan ở cuối trang, tuy nhiên mình luôn kiểm soát để nó không bao giờ xuất hiện liên kết của chính bài viết đó trong phần này.
Nếu bạn sử dụng các Plugin hay theme trả phí có lẽ điều này đã được làm tốt rồi, nhưng nếu là theme bạn tự viết thì hãy thêm đoạn ‘post__not_in’ => array($post->ID) vào đoạn truy vấn để nó loại bỏ ra bài viết hiện tại nhé.
Quay trở lại với cấu trúc silo, một số trường hợp người ta cho rằng nên tránh các liên kết từ bài viết một nhóm về bài viết trong một nhóm khác, cụ thể như là một bài viết trong mục SEO không nên liên kết về bài viết trong mục WordPress. Điều này là không đúng bởi một bài viết mang tính chất đầy đủ nó phải được rút ra từ nhiều nguồn, mặc dù nó không liên quan trực tiếp nhưng nếu nó là một phần trong thông tin bổ sung thì cũng vẫn là một liên kết hữu ích cho người dùng.
Vì vậy trong khi viết bài, bạn cứ thoải mái đưa ra một liên kết bổ sung cho từ khóa đó. Chẳng hạn như ở bài nước của wiki, mình sẽ thắc mắc không biết Gulf Stream là gì và mình sẽ click vào đó để tìm hiểu mặc dù nó có sự liên quan đến nước nhưng ở một cấp độ khác xa.
Nói tóm lại cấu trúc Silo chỉ là một định nghĩa giúp bạn xây dựng một cấu trúc tốt cho website của mình, phù hợp với nội dung, phù hợp với trải nghiệm người dùng.
Quảng cáoChúc bạn thành công !